Chóc mõng n¨m míi 2024

 

Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Mr.Can
Mr.Can
0978.96.4447
Mr. Quang
Mr. Quang
08.6834.1947

Tin tức nổi bật

Thời tiết

Thời tiết Hà Nội

Số lượng truy cập

Số người online 6
Truy cập nhiều nhất 122
Tổng số lượt truy cập 709359

Liên kết website

Video

Công nghệ Cây trồng

+ Kỹ thuật trồng Linh Chi

Kỹ thuật trồng Linh Chi

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

a)      Nguyên liệu:

-         Nguyên liệu cellulose:

    Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp nên nguồn nguyên liệu để trồng nấm Linh Chi khá phong phú: mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bã mía.

    Mùn cưa: tươi hoặc khô của các loại cây mềm không có tinh dầu và không độc. Ở nước ta mùn cưa cao su rất phong phú.

    Các cây thân thảo: rơm rạ,…

    Thân gỗ: các loại cây thân mềm không có tinh dầu và không có độc.

    Ngoài ra ở Đài Loan người ta dung Long não để trồng nấm linh chi tạo ra loại linh chi trị được ung thư và khối u.

   Ở Việt Nam trồng nấm Linh chi trên nguyên liệu là mùn cưa.

   Nguồn nguyên liệu cellulose ngoài làm giá thể cho nấm còn cung cấp cho nấm nguồn cacbon cần thiết.

 

Thành phần

Hàm lượng (%)

Protein thô

1,5

Lipid thô

1,1

Celulose và lignin

71,2

Hydrat cacbon hòa tan

25,4

 

Bảng 15.  Hàm lượng các chất có trong mùn cưa

 

-          Nguyên liệu bổ sung:

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển tốt cần bổ sung vào mùn cưa các chất dinh dưỡng khác. Và trong sản xuất người ta bổ sung thêm vào cơ chất chủ yếu là đạm và khoáng. Tùy từng loại nấm, đạm cho vào phải cân đối với cacbon thì nấm mới phát triển tốt. Mối liên hệ giữa nguồn đạm (N) và cacbon (C) được biểu thị bằng tỷ lệ C/N. Thường tỷ lệ C/N trong giai đoạn nuôi tơ là 25/1 và trong thời kỳ ra quả thể là 30/1 – 40/1.

Khuynh hướng hiện nay người ta thích sử dụng phân hóa học, do hàm lượng đạm cao.

ü      Urê (CO(NH2)2), có chứa 42 – 46% nitơ

ü      Ammôn sunphat ((NH4)2SO4), có chứa 20 – 21% nitơ

       Việc sử dụng phân bón hóa học làm tăng lượng đạm đáng kể nhờ sử dụng các amon có chứa nitơ. Khi nitơ được nấm biến dưỡng thì thành phần còn lại của hợp chất bị biến đổi và làm thay đổi pH của cơ chất. Ngoài ra, người ta còn trộn cám gạo hoặc cám bắp chứa 1,18% nitơ. Các loại bột cám ngũ cốc, bột bánh dầu được xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao, từ 15 – 20% so với tổng lượng cơ chất. Đây là nguồn cung cấp vitamine và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm Linh chi – loại nấm đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ, nhất là trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng.

 

Thành phần

Hàm lượng (%)

Cám gạo

Bột bắp

Protein thô

10,88

9,6

Lipid thô

11,7

5,6

Cellulose thô

11,5

3,9

Hyrat cacbon có thể hòa tan

45

69,6

 

Bảng 16. Thành phần dinh dưỡng trong cám

 

Các loại khoáng cần thiết cho nấm là: P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít. Khoáng được sử dụng dưới dạng các loại muối khoáng:

ü      Supe lân (Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4), có chứa 14 – 20% P2O5

ü      Canxi cacbonat (CaCO3)

ü      Magiê sunphat (MgSO4.7H2O)

ü      : P, K Na, Mg, Ca, Mo, Zn,…với lượng rất ít.

Việc bổ sung muối khoáng sẽ làm thay đổi pH hoặc gây các tác dụng ngược khác và làm tăng giá thành sản phẩm.

b)     Chuẩn bị nguyên liệu:

-          Xử lí nguyên liệu:

                 Mùn cưa cây cao su vừa mới được mua về, nên ủ đóng tự nhiên khoảng 1 đến 2 tuần mới sử dụng được. Nguyên liệu mùn cưa nên để nơi khô ráo và cách ly với khu sản xuất.

                 Bổ sung các chất dinh dưỡng: dùng cân cân chính xác các chất bổ sung cho vào mùn cưa.

                Xử lí vôi có hai phương pháp:

                 +  Phương pháp 1:

                      Nguyên liệu mùn cưa được được trộn vôi bột với tỷ lệ nhất định ( 0,5 à 1%), sau đó bổ sung nước để đạt ẩm độ khoảng 40 à 45%. Dùng máy sàn/rây, sàn khối nguyên liệu để loại bỏ các dâm bào có kích thước lớn và tiến hành ủ đóng qua đêm.

 +  Phương pháp 2:

                    Cân  lượng vôi cục nhất định cho vào thùng nước, dùng nước vôi tưới lên khôi nguyên liệu đến khi độ ẩm khối nguyên liệu đạt 40 à 45% và tiến hành ủ đống qua đêm.

-          Vào bịch mùn cưa:

                 Sau 24 giờ đã ủ qua đêm, kéo tấm phủ ra và tiến hành xử lý: Cân các thành phần dinh dưỡng và cho vào nước, khuấy đều cho các muối, NPK, DAP,…tan hoàn toàn rồi tưới đều lên khối cơ chất.

                Nếu ẩm độ chưa đạt, pha thêm nước và trộn thật đều để ẩm độ đạt đến giá trị 55à65%

               Dùng máy rây nguyên liệu để mùn cưa đều.

             Cho cơ chất mùn cưa vào các bao nylong chịu nhiệt.

              Dùng tay hoặc khúc gỗ, vỗ đều lên thành bịch để cho khối cơ chất nén chặt xuống, hoặc sử dụng máy nén bịch.

              Dùng giấy cứng, cắt thành từng đoạn: 2cm x 15cm và cuộn tròn lại thành từng nút nhỏ có đường kính khoảng 2 à 3cm.

             Túm chặt đầu bịch mùn cưa và xoay thật đều khối nguyên liệu.

              Đeo nút vòng cổ vào bịch mùn cưa và kéo căng bịch nylong về phía dưới bịch.

             Dùng dây quấn, cột chặt nút cổ giấy.

              Tạo lỗ chứa giống: Dùng cây nhọn, đường kính 1,5 à 2 cm, chiều dài khoảng 15 à 20 cm, một đầu vót nhọn, còn đầu kia để tay cầm. Đưa cây nhọn, đâm vào cổ bịch thật sâu, độ sâu của lỗ bằng 2/3 chiều dài của bịch mùn cưa.

              Kiểm tra trọng lượng của khối nguyên liệu ( Thông thường 1 bịch nguyên liệu đạt 1,2 à 1,5 kg là vừa)

              Tạo nút bông: Dùng bông không thấm, quấn thành từng nút, phần nút tiếp giáp với khối nguyên liệu mùn cưa nên tạo thật trơn, đều và  ít sần sùi.

              Dùng nắp nhựa hoặc giấy báo chụp đầu nút gòn và cột bằng dây thung lại.

              Chuyển tất cả các bịch nấm vào khung sắt, mỗi khung chứa khoảng 9 bịch mùn cưa.

             Chuyển các bịch mùn cưa vào nồi hấp thanh trùng.

 

-          Thanh trùng bịch mùn cưa:  có hai  phương pháp thanh trùng:

               Phương pháp đun trực tiếp: Bể nước đặt phía dưới nồi hấp, khi đó ta chỉ cần đốt củi để hơi nước bốc hơi. Thời gian để hơi nước bốc hơi là 2 giờ và tiếp tục kéo dài thêm 6 à 7 giờ nửa. Tổng lượng thời gian thanh trùng ở 1  nồi hấp lớn ( 5m3) là 8 à 9 giờ.

               Phương pháp đun gián tiếp: Hơi nước được đun trong một thiết bị bị kín, hơi bốc ra được dẫn vào trong nồi hấp thanh trùng. Thời gian hấp cũng kéo dài từ 5 à 6 giờ và phải đảm bảo hơi nước luôn luôn được cung cấp, duy trì ở 90oC - 95oC.

2.  Cấy giống:         

a) Chuẩn bị:

- Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).

- Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng...

- Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội.

- Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.

Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại...

b) Cấy giống:

* Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ:

+ Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm.

+ Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

* Phương pháp 2:

- Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống.

- Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).

- Chú ý:

+ Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.

+ Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.

- Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.

- Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm.

- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

6. Phương pháp ươm túi

a) Chuẩn bị khu vực ươm:

            Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30OC.

b) Ươm túi:

- Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.